Thursday, November 24, 2016

Xin cám ơn cuộc đời



Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại đến. Tôi vẫn còn nhớ, lần đầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ Ơn, tôi thầm nghĩ, “Dân ngoại quốc sao mà… “quởn” quá, cứ bày đặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cũng chỉ để có dịp bán thiệp, bán hàng để nguời ta mua tặng nhau thôi, cũng là một cách làm business đó mà…”
Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm đó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình. Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu đuợc ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Duợc Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục, nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi, dễ đâm ra quạu quọ, và hầu như không ai có nổi một nụ cuời trên môi.
Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại đang điều trị ung thư ở giai doạn cuối.
Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cuời vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhung lại bị tật nguyền, rồi từ dó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không đi làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thư. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc. Bỗng dưng bà cuời với tôi và đưa tặng tôi một tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền đi.
Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:
Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not “smile” to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say “Thank you”, Thanh.
Thank you, very much, for your smile…
(Thanh thân mến,
Tên tôi là Josephine Smiley, nhưng cuộc sống Không có “nụ cười” với tôi cả. Nhiều lần tôi muốn tự tử, cho đến ngày tôi vào tiệm thuốc tây này.
Cô là người luôn luôn mỉm cười với tôi, sau cái chết của chồng tôi và con trai tôi.
Cô làm tôi cảm thấy hạnh phúc và giúp tôi tiếp tục sống. Nhân dịp ngày Lễ Tạ Ơn để nói lời “Cảm ơn”, Thanh.
Cảm ơn cô, rất nhiều, vì nụ cười của cô …)
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn… Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống còn.
Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày lễ Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ ơn năm sau, tôi cũng có ý ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ dến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta đã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:
My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile…
I love you, my “daughter”.. .
( Thanh thân yêu,
Tôi đang nghĩ đến cô Cho đến phút cuối cùng của cuộc đời tôi.
Tôi nhớ đến cô, và tôi nhớ nụ cười của cô …
Tôi yêu cô , “con gái” của tôi.. .)
Tôi còn nhớ tôi đã khóc sưng cả mắt ngày hôm đó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời “Mẹ American” đã gọi tôi bằng tiếng “my daughter”…
Truớc mùa Lễ Tạ Ơn năm sau đó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ đặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy đó.
Mãi cho dến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ đó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi đã “cảm” được ý nghĩa thật sự của ngày lễ đặc biệt này.
Thông thuờng thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào đó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao đời nay, thì trong buổi họp mặt gia đình vào dịp lễ này, món ăn chính luôn là món gà tây (tuckey).
Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu như chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có… Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi nguời ăn nhậu.
Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, “gà đi bộ.” Ngày xưa tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm được việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được đầu thai vào một kiếp sống mới, tốt đẹp và an lành hơn.
Từ hơn 10 năm nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi đều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi “Free meals” tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những bữa cơm như thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ đứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp…để chờ đến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua đêm.
Ở nơi đâu trên trái dất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta…
Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy…
Cám ơn quê hương tôi -Việt Nam, với hai mùa mưa nắng, với những nguời dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi- nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê hương tôi, là nỗi nhớ, niềm thương của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời…
Cám ơn Mẹ, đã sinh ra con và nuôi duỡng con cho đến ngày truởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn đi, về những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua…
Cám ơn Ba, đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học….
Cám ơn các Thầy Cô, đã dạy dỗ con nên nguời, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một nguời hữu dụng cho đất nuớc, xã hội…
Cám ơn các chị, các em tôi, đã xẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê nguời, đã chia vui, động viên những lúc tôi thành công, đã nâng đỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại…
Cám ơn tất cả bạn bè tôi, đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm – buồn vui- những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì dể mà lưu luyến cả…
Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa, đã “nuôi” tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon “gigo” cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ, hay những ly trà đá ở căn tin ngày nào.
Cám ơn các bệnh nhân của tôi, đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật…
Cám ơn các ông chủ, bà chủ của tôi, đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc…
Cám ơn những nguời tình, cả những nguời từng bỏ ra đi, đã giúp tôi biết đuợc cảm nhận đuợc thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.
Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc, đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên đi chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương…
Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống, đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng của cuộc dời, để nhận ra cuộc sống này là vô thuờng… để từ đó bớt dần “cái tôi”- cái ngã mạn của ngày nào…
Xin cám ơn tất cả… những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:
” Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
Trăm năm sau biết gặp lại không?
Cuộc đời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”

Và cứ thế mỗi năm, khi mùa Lễ Tạ Ơn đến, tôi lại đi mua những tấm thiệp, hay một chút quà để tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những người thân thương, và những nguời đã từng giúp đỡ tôi.
Cuộc sống này, đôi lúc chúng ta cũng cần nên biểu lộ tình thương yêu của mình, bằng một hành động gì đó cụ thể, dù chỉ là một lời nói “Con thương Mẹ”, hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thương, là phải đuợc cho đi, và phải đuợc đón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thương của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ Ơn sẽ có còn ý nghĩa gì không?
Xin cám ơn cuộc đời
Hoàng Thanh

Tuesday, November 15, 2016

Xa Quê Nhớ Nước Mắm

Một cô ký giả Mỹ chuyên viết về ẩm thực so sánh nước mắm Thái Lan và nước mắm Việt Nam thế này: Cả hai đều làm từ cá cơm (anchovy), nhưng nước mắm Thái mặn hơn và có mùi "nặng" hơn.
Cô Mỹ này nhận xét trật. Trật không phải do lưỡi của cô, mà trật vì cô so sánh con gà với con vịt.
Nước chấm làm từ cá thì nhiều nước làm lắm: Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc…Người Nhật còn lấy cả mực làm nước chấm.
Cá nào cũng đem làm nước mắm được hết. Về mặt khoa học, đó chỉ là "chặt" nhỏ protein của cá thành acid amin do tác dụng của enzyme trong ruột cá, từ đó mới tạo ra hương và vị đặc trưng của nước mắm.
Nước mắm mỗi nơi mỗi vẻ
Hầu hết nước chấm làm từ cá của nước Châu Á có độ đạm khoảng 10, và họ quen với hương vị nước mắm như thế. Một vài loại nước mắm Thái có độ đạm khoảng 20, nhưng Việt Nam chuộng nước mắm đạm cao, có khi lên tới 30 - 40 độ.


Thái Lan và Việt Nam thường dùng cá cơm, một loại cá biển, nhỏ cỡ ngón tay trỏ để làm nước mắm. Nhưng có cả hơn trăm loại cá cơm, phân bổ mỗi vùng mỗi khác. Mỗi loại khi làm sẽ cho ra nước mắm có vị có hương khác nhau.
Ở Việt Nam có khoảng 6-7 loại cá cơm:cơm than, cơm đỏ,sọc tiêu, sọc chì, sọc phấn,…nhưng chỉ có 3 loại đầu được dùng nhiều vì cho chất lượng nước mắm ngon hơn.
Cũng một loại cá cơm, nhưng cá mỗi vùng lại ăn rong rêu khác nhau. Rồi cá mùa này gầy, cá mùa khác béo, năng suất ra đạm (phân rã cá) cũng khác. Tùy theo cách làm và cũng tùy thuộc loại cá, mà thời gian lên men kéo dài 4-6 tháng, có khi kéo dài cả năm hoặc hơn.
Hơn nữa thời tiết khí hậu mỗi nơi mỗi khác, ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành hương vị nước mắm. Chính cái "nắng gió" trời cho quanh năm này mà nước mắm Phan Thiết, Nha Trang trở nên lẫy lừng. Với Phú Quốc, ông Trời còn biệt đãi hơn nữa, vì ngoài thời tiết, cá cơm vào mùa to béo tươi ngon, chượp ra đạm nhiều. Chỉ có điều phải chượp lâu, có khi hơn cả năm, mà chượp lâu hương mắm càng đậm đà.
Những vùng khác yếu thế hơn, nhưng họ cũng biết đối phó với thời tiết, để có được những kỹ thuật làm nước mắm khác nhau, và cứ thế cha truyền con nối.
Có thể ép đạm, nhưng không thể ép hương
Nước mắm đạm cao thì thời gian ủ chượp phải lâu hơn, nhưng "chân lý" này không phải lúc nào cũng đúng. Người ta có thể dùng thêm enzyme để thúc đẩy sự phân giải protein cá thành đạm amin nhanh hơn, từ một năm còn 6 tháng, có khi nhanh hơn. Mà cũng tùy nguyên liệu nữa: cá nhỏ, cá dập nát phân giải nhanh hơn, cá tươi cá còn nguyên phân giải chậm hơn…
Nhưng hương thì khác, hương cần thời gian ủ chượp khá lâu, một năm hoặc hơn, để vi khuẩn kỵ khí phân giải chất béo và protein thành các chất dễ bay hơi để tạo ra mùi hương đặc trưng của nước mắm, và vị nước mắm cũng "đầm" lại, cái mà người ta gọi là hậu vị (after-taste) của nước mắm.
Nước mắm Thái hầu hết đều sử dụng thêm enzyme để tăng tốc lên men, ra nước mắm nhanh. Họ cần năng suất, nhưng hương chưa kịp ngấu sẽ có mùi hơi ngai ngái.

Images intégrées 2
Image copyright Getty Images Image caption Ngư dân Phú Quốc 
(hình minh họa)

Cách làm nước mắm của người mình thường có tỉ lệ muối cao (3 cá 1 muối), còn các nước khác tỉ lệ muối ít hơn. Muối ít, lên men nhanh hơn, ra nước mắm lẹ hơn, và dĩ nhiên hương cũng kém hơn…Còn muối cao thì thời gian ủ chượp lâu hơn, có khi cả năm hoặc hơn, nhưng hương nước mắm ra đậm đà hơn. Nước mắm truyền thống "thứ thiệt" của Việt Nam thường hơi mặn hơn là vì thế.
Công nghiệp ép truyền thống
Làm nước mắm truyền thống thì quanh năm vất vả, nắng mưa dãi dầu, chăm mấy cái thùng còn hơn chăm heo đẻ, nhưng làm nước mắm công nghiệp thì nhanh cái rẹt, mỗi ngày ra cả vài chục ngàn lít là thường. Chỉ cần mua nước mắm thấp đạm về pha loãng, rồi thêm phụ gia hóa chất, đóng chai dán nhãn là xong.
Vị nước mắm là do acid amin do phân giải từ cá mà ra. Nước mắm công nghiệp (NMCN) chỉ cần cho thêm các chất tạo vị như bột ngọt, siêu bột ngọt (I+G)...
Hậu vị của nước mắm là do đủ loại acid amin từ cá tạo thành. NMCN làm gì có hậu vị.
Màu nước mắm là do chuyển hóa các chất đường, lipid và protein trong cá mà thành. NMCN chỉ cần thêm màu nhân tạo caramel, carmine, Brown HT...
Hương nước mắm là do nhiều chất dễ bay hơi hợp thành do phân giải cá mà ra. NMCN chỉ cần thêm hương nhân tạo. Hương cốm, hương nhài, hương nếp… Hương cà cuống còn nhái được, thì nhái hương nước mắm là chuyện…nhỏ.
Độ sánh của nước mắm là do protein tan trong nước tạo gel. NMCN chỉ cần thêm chất tạo sệt (thickening agents) như CMC, xathan gum...
Độ mặn của nước mắm phải cao để ức chế vi khuẩn gây hư (spoilage bacteria). NMCN không cần mặn cao, vì đưa thêm chất bảo quản benzoate, sorbate vào. Còn muốn mặn dịu hơn nữa thì thêm đường hóa học như aspartame và acesulfam K.
Độ đạm (tổng) nước mắm là protein cá phân giải. NMCN là nước mắm đạm thấp pha loãng. Muốn tăng độ đạm muôn vàn thủ thuật, tử tế thì bổ sung đạm từ lúa mì (protein được thủy giải để dễ hòa tan), bá đạo thì thêm nước phụ phẩm bột ngọt…
Nước mắm công nghiệp ngọt đầm hương dịu, sóng sánh màu hổ phách,nói chung, thích gì chiều nấy. Vì thêm các phụ gia hóa chất được phép dùng trong thực phẩm, nên nước mắm công nghiệp về mặt an toàn thực phẩm, không có gì đáng than phiền. Còn bá đạo đến cỡ nào cũng tùy nhà sản xuất.
Nước mắm hải ngoại
Tôi có thể nói, nước mắm "Made in Thái Lan" ở bên Mỹ hay bên Châu Âu đa số là nước mắm công nghiệp. Thực ra nước mắm Thái cũng có loại zin, nhưng cũng chỉ cỡ 20 độ đạm là cao do khẩu vị của dân họ đã quen như thế. Còn nước mắm truyền thống Việt Nam loại ngon khoảng 30-40 độ đạm.
Ở nước ngoài, khai báo về độ đạm thường "nấp" vào trong cái bảng nhỏ xíu gọi là "thành phần dinh dưỡng" (nutrition facts) dưới dạng protein. Con số này phải chia cho 6,25 mới ra độ đạm. Người tiêu dùng hầu như không để ý chuyện này.
Có hãng quảng cáo, chỉ có anchovy extract (nước cốt cá cơm) và muối, nhưng lại có thêm đường ăn (sugar). Mấy nhà thùng nước mắm truyền thống Việt Nam mà biết chuyện "nước mắm có đường" chắc phải bở vía. Có đường, chỉ vài ba tháng nước mắm sẽ xuống màu, mất hương. Thế thì nước mắm đó là gì? Hoặc là dùng đường hóa học, hoặc là xài phẩm màu và hương nhân tạo.
Đến chơi nhà bạn bè ở nước ngoài, tôi thấy nhiều bà xài nước mắm Thái. Sao vậy, chê nước mắm Việt à? Không phải, tôi xài nước mắm Thái cho an toàn. An toàn thiệt không? 
Cục Khoa Học Y tế (DMS-Thái Lan) năm 2013, đã khảo sát chất lượng mắm với 471 mẫu của 118 nhà sản xuất nước mắm trên thị trường Thái. Kết quả ghi nhận 45,4% mẫu không đáp ứng tiêu chuẩn. Đa số có độ đạm thấp hơn so với ghi nhãn, hàm lượng acid glutamic (bột ngọt) cao, và đáng ghi nhận là 4,5% chứa chất bảo quản benzoate trên mức cho phép. Loại nước mắm pha (mixed fish sauce), hay gọi theo kiểu Việt Nam là nước mắm công nghiệp, vi phạm nhiều hơn.
An toàn thực phẩm là chuyện vô vàn, rủi ro có thể xảy ra bất cứ chỗ nào, chỉ có thể hạn chế mà thôi. Xuất được chai nước mắm vào Mỹ, vào Châu Âu cũng chẳng dễ gì qua được đôi mắt sấm sét của cơ quan thẩm quyền bản xứ.
Trở lại câu chuyện cô ký giả Mỹ so sánh nước mắm Thái và nước mắm Việt. Dựa trên hình ảnh mà bài báo minh họa, cô ký giả đã không nhận ra rằng, cả 2 chai nước mắm đều sản xuất tại Thái Lan. Nước mắm Thái mà cô nếm là nước mắm zin, khoảng 20 độ đạm, nên có vị hơi mặn và hơi nồng. Còn chai nước mắm Việt (Made in Thailand) là nước mắm công nghiệp, nên ít mặn và dịu là đúng rồi.
Nhìn về đường cố lý…
Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, một người Việt tại Mỹ đã đăng ký nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tại đây, và cho đến nay vẫn dùng thương hiệu Phú Quốc thoải mái. Công ty này mua nước mắm sản xuất tại Thái Lan, vận chuyển qua Thẩm Quyến hay Hồng Kông gì đó và đóng chai tại đấy, rồi xuất đi tứ phương. Nước mắm Phú Quốc thứ thiệt là thế này hay sao?
Hiện công ty này cũng có một xưởng làm nước mắm với quy mô nhỏ tại Phú Quốc. Nước mắm sau đó được xuất đi đâu đó để pha chế và đóng chai. Theo quy định về chỉ dẫn địa lý, nước mắm Phú Quốc phải được sản xuất và đóng chai dán nhãn ngay tại Phú Quốc.
Không riêng gì Phú Quốc, Phan Thiết cũng đã có Chỉ dẫn Địa lý cho nước mắm. Không đơn giản chỉ là đóng chai tại nguồn, mà nguyên liệu làm nước mắm phải là cá loại gì, đánh bắt ở đâu, chất lượng muối thế nào, ủ chượp ra sao, thùng chượp bằng gỗ loại gì,…. Và phải chịu sự kiểm soát lẫn nhau về tuân thủ quy định này mới được phép dán nhãn Chỉ dẫn Địa lý, chứ không phải cứ nước mắm sản xuất tại Phú Quốc hay Phan Thiết là được dán nhãn ấy.
Ai muốn mua nước mắm truyền thống thì căn cứ vào logo Chỉ dẫn Địa lý mà mua. Còn độ đạm, theo tôi cỡ 25 - 30 độ là tuyệt rồi. Còn chai nào ghi "nước mắm nhĩ" hay "nước mắm cốt" thì quên đi. Quảng cáo xạo đó! Nước mắm nhĩ giống như thóc giống. Có ai mang thóc giống đi rao bán bao giờ. Thực ra, độ đạm của nước mắm nhĩ cũng chẳng cao. Được trời đãi, cá cơm mập ú như ở Phú Quốc, mà "nhĩ" ở đây cũng chỉ cỡ 30 độ. Muốn nâng độ đạm, phải đem phơi và đổ lại vào thùng chượp để rút thêm đạm trong cá.
Không phải chỉ có nước mắm Phú Quốc hay Phan Thiết mới là ngon. Nước mắm mỗi vùng mỗi miền đều có hương vị riêng của nó. Anh bạn tôi, quê Quảng Trị, lưu lạc xứ người, mỗi lần ăn thịt heo luộc, bánh bột lọc, bánh ướt, …lại nhớ nước mắm Mỹ Thủy. Cái tên nước mắm vùng miền nghe lạ hoắc, vậy mà anh ta lại nhớ da diết.
Nước mắm không chỉ là hương và vị, nó còn mang theo cả ký ức của tuổi thơ, của một thời bình yên chỉ biết ăn và học. Hương vị nước mắm thấp thoáng trong lời của bản nhạc "… Nhìn về đường cố lý, cố lý xa xôi…"(Thuyền Viễn Xứ , Thơ: Huyền Chi, Nhạc : Phạm Duy).
Xa quê mà dùng nước mắm công nghiệp thì buồn lắm, phải không?

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, Thạc sĩ Quản trị chất lượng, giảng viên an toàn thực phẩm Vasep (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam).
Nguồn Internet

Friday, November 4, 2016

43 năm một tấm hình

Hôm qua một người bạn cùng khóa từ Mỹ về VN và gữi nhắn tin với tấm hình và ghi chú "có bạn trong hình" bây giờ đã 43 năm nhìn lại những người bạn cùng nhập ngũ tại Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ ở đường Lê Văn Duyệt Sài gòn vào mùa hè đỏ lữa 1972, thời gian này cuộc chiến Việt Nam thay đổi lớn vì Quân Đội Hoa Kỳ và Đồng Minh rút ra khỏi chiến trường Việt Nam và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa gánh vác toàn diện cuộc chiến, ngày 27 tháng giêng năm 1973 Hiệp định Paris ký kết về vấn đề ngưng bắn và tiếp đó là việc trao trả các tù binh Hoa Kỳ bị giam giữ tại Bắc Việt. sau giai đoạn theo học căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung trước khi theo học tiếp giai đoạn 2 tại Đồng Đế Nha Trang chúng tôi được mang Alfa giả định và tung ra khắp bốn phương trời với 2 lần đi Chiến Dịch khoãng 2 tháng, sau đó tất cả được chia ra để đi thụ huấn tại Trường Bộ Binh Thủ Đức và Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế Nha Trang với giai đoạn 2 gồm 6 tháng, tấm hình chụp tại bãi Tiên Đồng Đế Nha Trang, nhìn lại những người bạn thân thiết đứng hai bên là Tạ văn Hai và Đặng Để và kế đó là Nguyễn Văn Châu cả 3 người bạn đều Hy Sinh, riêng Đặng Để người bạn ghi chú Hy Sinh tại Bình Tuy và nhà Phan Thiết.
Khi post hình vào nhóm PBC72 không ngờ bạn Để lại cùng lớp với chị Minh và anh Thức cũng còn nhớ Để và cũng đã biết tin Để hy sinh trước năm 1975. Thật không ngờ Để cùng liên lớp PBC72 và học A1, tôi với Để rất thân nhau từ Quang Trung ra Đồng Đế và cùng chung Đại Đội 765, Tiểu Đoàn 11 của Khóa 10B72 SQTB.
Nhìn hình Để chuỗi kỷ niệm lại hiện về và văng vẵng đâu đây âm thanh của Để với giọng nói Phan Thiết từ tốn và hiền hậu, nhưng ngày xưa với thời gian lăn lộn trong quân trường cũng chẵng bao giờ hỏi nhau về thân thế, nay 43 năm sau mới biết Để là người cùng quê và cùng học Phan Bội Châu liên lớp 72, bốn đứa đứng trong tấm hình thì 3 đứa đã hy sinh giờ chỉ còn lại 1 đứa đứng và 2 đứa ngồi.
Cuộc chiến đã đi qua hơn 40 năm, ngày nay qua thông tin trên internet anh em chiến hữu tìm lại nhau, kẻ còn người mất và kỷ niệm xưa hiện về, kỷ niệm thật đẹp như những cuộc tình thương yêu nhau trọn vẹn và mang đến cuối đời.
Những người bạn đã vĩnh viễn ra đi nhưng ký ức của một thời chinh chiến vẫn hằn sâu trong tâm trí.



PH/PBC72
Ghi chú của Vũ Đình Hải với nhắn tin kèm theo hình
Hàng ngồi Hồ Hùng Dũng, Nguyễn Trường Khanh, Hàng đứng từ trái sang Tạ văn Hai, Phạm Hoà PBC72 B3, Đặng Để PBC72 A1 (đã hy sinh ở Bình Tuy Nhà Phan Thiết ) Nguyễn Văn Châu.Khóa 10B72 SQTB 1972 Đồng Đế Nha Trang


 Hung Nguyen Cảm o'n PH cho biết khoảng đo'i son trẻ hy sinh cho đất nước. Bài viết tuy ngắn nhung gọn vẽ đầy chi tiết. Hay quá
Unlike · Reply · 2 · 11 hrs
Tuyet Nguyen
Tuyet Nguyen Có người còn nhớ Đặng Để trước đó hát bài "Cho một người nằm xuống " sau đó thì anh từ giã cuộc chơi. Nhà đối diện anh em Hùng & Cường. Ai còn ở PT đến hỏi thăm thì biết.
Unlike · Reply · 2 · 8 hrs
Minh Nguyen Thi
Minh Nguyen Thi Vậy hả AT ?!! Thật là quá tội nghiệp ....đời binh đao ....DĐ hát vậy ....thành ĐIỀM XẤU ....
báo trước ...số phận của bạn tôi !!!!
Unlike · Reply · 2 · 3 hrs
Minh Nguyen Thi
Hoa Van Pham
Hoa Van Pham Hùng & Cường nhà ở đường nào vậy Tuyết, đang tìm địa chỉ và số phone của người thân bạn Đặng Để / các bạn nào biết mách giùm !!! xin cám ơn
Thành Lê Đức
Thành Lê Đức Đặng Để chết vì vướng mìn khi đi hq ở bình tuy, Để chưa vợ còn nguời nhà thì li tán. chổ ở cũ đường Trưng Nhị nay giải tỏa Làm chổ thờ nguời chết hành nguời sống , nhà ae Hùng Cường đối diện vẫn còn. Mình có số fone của Duy Cường
Like · Reply · 1 · 6 mins
Hoa Van Pham
Write a reply...

Nguyen Gianghuong
Nguyen Gianghuong Dang De la ban thân cua Ngo tai
Unlike · Reply · 1 · 7 hrs
Minh Nguyen Thi
Minh Nguyen Thi Xem hình bạn học cùng 1 lớp ...đã ra đi ...nay mới biết ....đã buồn ...
Đọc bài viết rất tình cảm của anh Phạm Hoà cùng thân thiết và cùng ..." lăn lộn trong thời khói lửa với Đặng Để " .....Minh và Thức thật sự khg cầm được nước mắt !!! Đời binh nghiệp ...sao mà gian khổ và gian nguy quá !!!
Unlike · Reply · 2 · 2 hrs

Tuesday, November 1, 2016

Rừng vàng biển bạc - Phạm Sanh PBC72



Lúc nhỏ, nghe ai nói quên mất, làm gì thì làm, tránh mấy cái nghề phá sơn lâm đâm hà bá, nghe kể thêm mấy nghề ác đức này, chết không có chiếu mà chôn. Sau 75, con nít lại ê a rừng vàng biển bạc, người lớn rủ nhau lên rừng mót vàng xuống biển lượm bạc. Mà hát về rừng về biển thì không vui nỗi, nhỏ thì mưa rừng, lớn một tí biết cầm đờn guitar là rừng lá thấp, hái hoa rừng cho em…, già háp cũng ráng nhóp nhép rừng xưa đã khép. Hay biển tình, biển nhớ…, rồi cũng phải biển mặn biển cạn mà thôi.
Năm vừa rồi, mưa lũ đổ xuống khúc eo miền Trung ghê quá, nhà cửa ngập lên đến mái, gì cũng trôi ra sông ra biển. Khổ nhất xứ Quãng Bình, nơi có sông Gianh sông Bến Hải, đất mẹ của hai người có tiếng lúc hai miền còn đánh nhau chí chóe. Vụ cá chết Formosa vừa tàm tạm công luận thì  lũ lụt đã liên tiếp giáng lên đầu lên cổ đám dân nghèo vùng Tuyên Hóa không kịp thở, mấy đứa ác miệng lấy cớ đổi thừa do âm đức đại tướng cầm quần chị em nặng quá. Tiếp Quãng Bình là Hà Tĩnh, xứ góp nhân tài cho cả nước nhiều nhất nếu đếm số lượng mấy vị chóp bu của Đ., cả anh bí của BT cũng là người Hà Tĩnh, ngập trôi cửa nhà cây trái cũng tại cái thủy điện Hố Hô xả nước, lại nhớ điệp khúc hồ hố hồ hố hô- hồ hố hồ hố hô.
Thật ra, lũ lụt hạn hán nhiễm mặn…, đã chuyển từ thiên tai qua nhân tai, do phá rừng đầu nguồn quá cở. Thời Pháp, 1945, VN có 14 triệu ha rừng già, 70 năm sau VN cũng 14 triệu ha rừng, nhưng chỉ có 10 triệu rừng thưa rừng thật, còn 4 triệu là rừng dởm rừng mới trồng. Khó quá, lên rừng. Đói quá, phá rừng làm rẩy. Cần nguồn điện, phá rừng làm thủy điện, cứ 1 Mw làm mất sạch 15 ha rừng, cũng không ai ngu trồng trả lại rừng. Rồi chương trình phủ xanh đồi trọc, trồng 500.000 ha cao su của Chính phủ vượt kế hoạch ngoài sức tưởng tượng, cũng nhờ phá rừng. Chưa kể người ta bày ra nhiều kế thời tam quốc, dự án lấy đất rừng nghèo làm trại chăn nuôi gia súc, lấy đất rừng ngập mặn nuôi tôm, dự án trồng rừng sinh thái… để giao cho các công ty sân sau, thường ức hiếp người dân đã bỏ công khai khẩn, chuyện gì đến phải đến, bắn lộn tưng bừng như ở Đắc Nông vừa rồi.
Bình Thuận có rừng lá buông nổi tiếng, sách địa lý trước đây đều có nói. Giờ đi ngang các Căn cứ, Tân Minh, Tân Nghĩa, Tân Hà, Suối kiết…, chỉ còn thấy rải rác một vài nhà dân trồng cây lá buông làm cây kiểng trang trí trước sân, chắc để kỹ niệm một thời sống nhờ cây lá buông. Những rừng bằng lăng cổ thụ bạt ngàn dọc triền sông triền suối lưu vực Đại Ninh La Ngà mùa mưa nở đầy hoa tím, để ai đó nhớ lại bằng lăng tím nở một thời yêu em, cũng không còn. Cả những rừng tre, giúp cho dân đóng thùng lều, làm thúng chai, thả mành chà, hay món măng kho thịt trứng ăn Tết năm xưa, cũng xa mờ dần.
Thời đi học ở Lyon, mấy ngày nghĩ lễ tụi Tây trong Lab thường rủ đi chơi xa cho đở nhớ nhà, thăm Lac d’Annecy, Lac de Mirabel, Grenoble… chỗ nào cũng thấy còn nhiều rừng, vào sâu trong rừng đều có bãi riêng để sẳn củi khô nấu nướng. Khen bọn hắn quý rừng, có đứa giải thích, xưa châu Âu cũng phá rừng kinh lắm, sau bị nhiều trận lụt kéo sạch hết ra biển, sợ quá… hết phá. VN chưa sợ, dân thì đói, quan lại tham. Rừng lại mênh mông, quan cứ giả vờ canh cửa rừng, còn dân cứ theo luật rừng mà chặt phá, miển biết điều nộp sòng phẳng cho các quan giữ rừng để các quan này còn nộp lên các quan bề trên nữa là được. Có lần về thăm nhà, khoe với Mẹ vừa đi rừng Cát Tiên về, Mẹ hỏi dồn dập còn mấy xóm người dân tộc Mạ, S’Tieng, K’Hor ven suối Trị An, thác Trời …, còn gặp đười ươi, có thấy bàu Sấu không… Tôi trả lời cái gì cũng có cũng dạ cho Mẹ vui. Thật ra, không còn đười ươi nhăn mặt nhắm mắt cười tươi khi gặp người ta, còn Bàu Sấu nhưng không nhiều cá sấu như ở Mỹ. Khu rừng Nam Cát Tiên trước có một con tê giác một sừng, loại tê giác Java, có lẽ duy nhất còn sót tại VN. Quốc tế giúp tài trợ dự án bảo tồn cả khu rừng, một ngày đẹp trời, hắn cũng bị đám thợ săn bắn chết cưa mất sừng. Mấy chuyên gia quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới nghe người dân báo hung tin, vật vã lội rừng mấy chục cây số qua tận đất Bình Phước, ngồi bên đống xác con tê giác, khóc hù hụ như cha chết, sau đó ra phi trường bay ngay về nước, không thèm hẹn ngày tái ngộ. Thật ra, con tê giác không chết ngay vì viên đạn vào chân, nó khổ sở bởi vết thương gây viêm xương cả thời gian dài và sau đó lăn lộn quằn quại ngã quỵ do chính thân hình nặng nề của nó. Quên nói, mấy ông bà dân tộc Mạ, K’Hor cũng đã bị cho ra khỏi rừng càng xa càng tốt từ lâu, ăn no cứ lo vào rừng sâu đốn hạ gỗ quý cho lâm tặc. Mà không đốn chẳng biết lấy gì mà ăn, rừng của Ông Bà, mình không đốn thằng khác cũng phá. Quả báo nhãn tiền.
Tin vui cho mấy đại gia lâm tặc và các quan giữ rừng không đến nơi đến chốn, thế giới phá rừng không thua gì VN. Canada, Mỹ cũng cháy rừng te tua. Rừng mưa nhiệt đới Amazon tại Brasil cũng đang mất dần, rừng mưa nhiệt đới Indonesia thì đang chuyển sang trồng cây cọ… Như vậy, rừng VN, có phá, nhằm nhòi gì thế giới. Nói cho vui vì lúc này chuyện bắn giết cướp giựt nhiều quá, chứ rừng VN thuộc dạng rừng mưa nhiệt đới, loại rừng quanh xích đạo, hệ sinh thái rất đa dạng nhiều cây nhiều loài nhiều công dụng, ăn vào rừng chỉ có từ chết đến bị thương. Khái niệm trồng lại rừng chỉ có trên lý thuyết vì rừng mưa nhiệt đới nhiều tầng nhiều tán, các loài thực động vật cùng sống cộng sinh, hình thành cả trăm nghìn năm. Các rừng trồng mới như cao su, bạch đàn, bá súng… thực ra chỉ là vườn cây. Đại gia ,người dân miệt rừng, không nên phá sơn lâm nữa, CO2 đã quá dư.
Chuyển qua đâm hà bá.
Nhỏ, ở Phan Thiết đâu cũng thấy trời và biển, bửa ăn toàn cá tôm sò mực khủng, hiếm thấy thịt, càng không đụng cá trê cá lóc, nhà quê còn không thèm ăn mấy loại cá này. VN sông dài biển rộng, vùng biển nhiệt đới gió mùa, hệ sinh học đa dạng, mọi loài hải sản đủ thứ. Bình Thuận là một trong ba nơi hải sản nhiều nhất, hiện tượng nước trồi đem lại thức ăn phù du cho nhiều đàn cá nỗi sinh sôi nẩy nở. Mùa cá cơm cá nục, dân làm nước mắm thức ơi ới suốt thêm. Nghe kể xưa còn có cá mòi, văn chương không bằng xương cá mòi, nhiều đến nỗi lấy mở cá mòi thấp đèn để khỏi gặp mấy ông Tây nhà đèn, đứng trên Camp Esepic thấy cá mòi lấp lánh sáng rực cả vịnh Phan Thiết, Bình Hưng có hẳn một nhà máy cá mòi đóng hộp, ăn với bánh mì hết xảy. Nói về cá lại thèm, mùa cá thì khỏi nói, ăn cá nục sồ hấp cuốn bánh tráng, gỏi cá mai, canh chua cá bóp, canh phơn phớt liệt dầu, cá hanh um, tôm sú ghẹ nhàn mực ống…, mùa hết cá, chơi cá lưới cước hay khô cá ét tạm tạm. Nhậu thì không mồi nào qua khô cá đuối, cồi sò.
Bây giờ, hết thật rồi, người ta đâm hà bá, đâm tới đâm lui, biển chỉ còn biển giả. Trong bờ thì giả cào hai ba lớp suốt ngày suốt đêm nhỏ lớn đều bắt, ngoài rạng đá san hô thì đánh mìn đánh trái, xa hơn thì pha đèn cực mạnh cho cá con mù mắt nỗi lềnh bềnh cá mẹ lặn mất không dám đẻ, còn xa hơn nữa thì lỗ sở hụi hoặc gặp mấy anh Ba cũng mệt. Quên nói dọc bờ biển, người ta tranh nhau kiếm tiền, mọc đầy resort và khu công nghiệp, rác rưới nước thải cả mấy nàng tiên cá làm ô nhiểm nguồn nước, cái gì mà sống cho nỗi. Ác hại, nguồn lợi cá biển VN là cá nỗi ven bờ, chiếm đến trên 70%, hải sản ven bờ không còn thì nghề đánh bắt phải đành bỏ nghề hoặc vượt qua khỏi cả Trường Sa.
Ông Trời ghê thật, cái gì của Ổng thì nhớ để lại cho Ổng, mượn cũng phải trả lãi. Hậu quả của mấy chục năm không biết trân trọng môi trường tự nhiên, không nghe Ông Bà khuyên bảo. Nghe nói vài chục năm nữa còn thêm chuyện diển biến thay đổi khí hậu nữa, băng tan nước biển dâng, VN mình chịu tác động khá lớn. Phải chuẩn bị lên núi ở rồi, giống cái thời Hùng Vương gì đó. Các bạn 72 còn ở lại Phan Thiết, nhớ kiếm tiền mua đất Tà Dôn Tà Cú… hoặc nghĩa địa Phan Thiết trên đồi thật cao vi vu cho chắc cú.
Phạm Sanh, 72PBC